[GUIDE] Bí Kíp Đơn Giản Giúp SEO Bài Nội Dung Lên Top Cực Nhanh Và Hiệu Quả

[GUIDE] Bí Kíp Đơn Giản Giúp SEO Bài Nội Dung Lên Top Cực Nhanh Và Hiệu Quả

[GUIDE] Bí Kíp Đơn Giản Giúp SEO Bài Nội Dung Lên Top Cực Nhanh Và Hiệu Quả

 

Khi nói đến bí quyết để SEO top, sẽ chỉ có 2 yếu tố quan trọng nhất.

Đó là Content và Backlinks.

Bạn có thể chém gió trời biển về UI, UX, traffic, CTR, social signals…

Nhưng sự thật là những cái đó KHÔNG NGHĨA LÝ GÌ nếu nội dung bài viết nhảm nhí, còn backlink của bạn thì gần như không có hoặc yếu xìu.

Và nếu ví việc SEO top như một cuộc đua xe F1, thì website với nội dung tốt chính là chiếc xe của bạn.

Còn backlinks chính là nhiên liệu bạn đổ vào xe để giúp xe có thể vọt lên phía trước.

Nếu “chiếc xe” của bạn cổ lỗ sĩ và động cơ không được tối ưu cho việc đua xe, thì không loại nhiên liệu nào có thể giúp bạn về đích trước đối thủ được.

Do đó, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm cá nhân về phát triển content cho SEO.

Đây cũng chính là cách mình làm với các niche site Amazon gần đây của mình.

Cách làm này giúp các bài nội dung mới đạt thứ hạng tối ưu ngay khi mới xuất bản.

Qua đó sẽ giúp giảm chi phí cho link building và đẩy nhanh quá trình rank vào top 10!

Ví dụ như list 8 từ khóa “vs” của 1 site Amazon affiliate mình mới làm gần đây.

test

Như bạn đã biết, “vs” là một trong những dạng từ khóa điển hình của site Amazon affiliate (bạn có thể xem các dạng khác tại đây).

Và sẽ thế nào nếu mình nói rằng cả 8 từ khóa này đều rank top 10 ngay lập tức sau khi được xuất bản trên site?

Ngay cả khi site của mình chỉ số còn thấp và chưa đầy 1 tuổi kể từ khi phát triển?

Còn đây là traffic trong 1 tháng đến từ nhóm từ khóa này.

test 2

Bạn có thể thấy thời gian trung bình trên trang của người dùng cũng rất cao, chứng tỏ phần nội dung rất đúng với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Không quá tệ phải không?

Nếu bạn cũng đang SEO niche site của mình và muốn đạt được những kết quả tương tự, hãy chú ý.

Những gì mình sắp chia sẻ có thể sẽ giúp bạn có khởi đầu cực tốt kể cả nếu bạn SEO một website mới toanh 100% đấy.

OK, điều quan trọng đầu tiên mình muốn nói tới…

1) Điều gì đã thay đổi theo thời gian với SEO content?

Đố vui chút, theo bạn thì:

“Content outline là gì?”

Về cơ bản, content outline là các gạch đầu dòng nội dung chính bạn muốn phát triển cho bài viết.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này về các bước để tự viết nội dung cho niche site.

Nếu quay ngược trở về 2,5-3 năm trước, content outline cho niche site Amazon thường rất đơn giản.

Nếu là nội dung cho từ khóa “best”, thì thường sẽ là 1 bài viết 1,500-2,000 từ với các phần:

  • Mở bài
  • Bảng so sánh
  • Review sản phẩm đơn lẻ
  • Buying guide
  • Kết luận

Chấm hết.

Còn nếu là bài “review” sản phẩm ư?

Bạn có thể chỉ cần các phần sau:

  • Mở bài
  • List 2-3 đặc điểm chính sản phẩm cùng lợi ích
  • Một số gạch đầu dòng ưu và nhược điểm
  • Kết luận

Còn nếu là bài “info” hay bài blog chia sẻ thông tin chung chung, outline còn đơn giản hơn.

Nhưng đó là của những năm về trước.

Còn giờ đây, sau rất nhiều lần update, Google đã thông minh hơn rất nhiều trong việc “đọc hiểu” nội dung.

Và dần dần bạn sẽ nhận ra rằng các bài viết với outline chung chung như trên sẽ càng ngày càng khó rank top.

Kể cả nếu có rank được vào top 3 hoặc 5 thì bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền và thời gian cho backlink.

Và với nhiều người, backlink thường lại chính là phần khiến họ cảm thấy “oải” nhất.

Đơn giản bởi nó khó và có quá nhiều bước kỹ thuật cần phải thực hiện, nên thành ra lười làm, lười đụng đến.

Mà thói đời content đã không đủ tốt, lại còn lười làm link thì làm sao mà SEO top Google.com để lấy traffic với kiếm $$$ từ Amazon được ?

Vậy giải pháp là gì?

Nếu để nói về giải pháp chính cho vấn đề này, mình sẽ chỉ tóm gọn trong 1 từ duy nhất…

2) “Gia vị” còn thiếu để content của bạn rank top nhanh là gì?

Đó chính là Topical Authority.

Hiểu đơn giản thì “Topical Authority” cho biết website và bài viết nội dung của bạn “uy tín” đến đâu để Google có thể cân nhắc xếp bạn trên trang 1 cho các từ khóa liên quan.

Và sự “uy tín” đó có thể được thể hiện qua nhiều yếu tố.

Nhưng nếu xét các yếu tố quan trọng nhất về mặt nội dung thì sẽ là 3 yếu tố chính sau:

  • Website của bạn có chuyên về chủ đề mà bài viết của bạn đang nói tới không?
  • Bài viết của bạn có đủ độ chuyên sâu về mặt nội dung để trả lời được các thắc mắc, băn khoăn của người dùng khi họ tìm các từ khóa liên quan tới chủ đề bài viết không?
  • Bài viết của bạn có các bài nội dung khác trên website bổ trợ về mặt ngữ nghĩa cho nó hay không?

Ý thứ 1, rõ ràng nếu site của bạn là về chủ đề săn bắn (hunting) hoặc chuyên về cung nỏ (archery), thì website sẽ được Google tin tưởng hơn nhiều để rank top cho từ khóa “best compound bows for hunting deer”.

Vì từ khóa này vừa nói về cung (bows), vừa nói về săn bắn (hunting deer).

Còn nếu site của bạn về chủ đề thập cẩm hầm bà lằng, cái gì cũng viết?

Bạn sẽ gặp khó khăn hơn rất rất nhiều để có thể rank top cho từ khóa về săn bắn đó.

Đơn giản bởi với Google, site của bạn KHÔNG HỀ có tính “chuyên môn” cao về săn bắn.

Tất nhiên là trên thực tế bạn vẫn có thể rank top được với một site dạng “giáo sư biết tuốt” đó.

Nhưng hãy sẵn sàng tinh thần để build link cho site đó lên chỉ số DA thật cao nếu bạn muốn theo hướng đó.

Còn với ý thứ 2, mặc dù site của bạn là về hunting, nhưng có chắc bài nội dung bạn phát triển là đủ chuyên sâu để giải đáp mọi thắc mắc cho người dùng?

Sẽ thế nào nếu người dùng search Google từ khóa trên, và thấy bài viết của bạn được rank #1?

Nhưng đáng buồn là bài viết đó chỉ vỏn vẹn có 300 từ và thậm chí còn không nêu nổi được một sản phẩm nổi bật nào?

Rõ ràng đó là một trải nghiệm CỰC TỒI TỆ với người dùng!

Và Google không bao giờ muốn điều đó xảy ra, bởi nếu người dùng chỉ sử dụng Google để tìm kiếm 1 lần và không bao giờ quay lại, Google sẽ chết.

Nhưng rất may là giờ đây, sau rất nhiều lần update thuật toán, sẽ rất khó để bạn tìm được những kết quả kém chất lượng dạng như vậy trên trang 1.

Do đó, hãy chắc chắn rằng bài viết của bạn đủ sâu và đủ dài về mặt nội dung để Google có cơ sở tự tin xếp bạn trên trang 1 khi người dùng tìm kiếm.

Với ý cuối, đơn giản bài nội dung về “best compound bows for hunting deer” của bạn có các bài nội dung phụ trợ khác hay không.

Ví dụ một số chủ đề bài viết phụ trợ cho bài viết trên có thể là:

  • What is a compound bow used for?
  • How to hunt deer with a bow?
  • Where to hunt deer in the evening?
  • What compound bow is best for a beginner?

Khi bạn phát triển thêm các bài nội dung con như trên và link nội bộ về bài viết “best compound bows for hunting deer”, điều đó sẽ càng giúp Google tự tin hơn trong việc rank bạn trên top cho từ khóa chính của bài viết đó.

OK, vậy là bạn đã biết yếu tố còn thiếu đó là gì.

Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là làm thế nào để nội dung của bạn đạt được điểm Topical Authority cao?

3) Quy trình 3 bước giúp bài nội dung của bạn được Google rank cao ngay lập tức sau khi xuất bản

Trước khi tiếp tục, có một vấn đề bạn nên phân biệt rõ.

Đó là “rank cao” ở đây là như thế nào?

Đơn giản đó là vị trí TỐI ƯU NHẤT mà bài viết của bạn có thể đạt được cho từ khóa mà bài viết đó nhắm tới ngay khi được xuất bản trên website và Google index bài nội dung đó.

Mình không nói rank top 10 hay top 3 ngay lập tức, mặc dù trong nhiều trường hợp thì bạn sẽ làm được điều đó (như ví dụ ở phần đầu bài của mình).

Mục đích ở đây chính là tiến sát top 10 nhất có thể ngay từ đầu.

Để sau đó, bạn sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều tiền và thời gian cho backlink để lọt vào top 10 nữa.

Rõ ràng quãng đường từ vị trí 25 vào top 3 sẽ ngắn hơn rất nhiều từ ngoài top 100 để vào top 3 rồi, phải không?

OK, giờ là về các bước quy trình chi tiết.

Về phần này, mình đã từng demo rất kỹ ở bài tutorial trước đây về cách tự viết nội dung cho niche site Amazon.

Bạn có thể tham khảo phần demo các bước tại đây nếu muốn.

Nhưng trong bài này, mình sẽ tóm gọn lại thì các bước đó như sau:

Bước 1: Check từ khóa cần phát triển nội dung và xem các kết quả trên trang 1 nào đang thực sự cạnh tranh với bạn.

Các kết quả thực sự cạnh tranh với bạn thường là các site cùng loại affiliate (thường có DA < 35 khi check bằng mozbar) và có tiêu đề bài viết nói về đúng chủ đề từ khóa mà bạn đang check.

Nếu trong trường hợp bạn check mà không thấy kết quả nào như vậy thì sao?

Trong trường hợp đó, bạn hãy cân nhắc lại việc lựa chọn từ khóa đó.

Đơn giản bởi nếu Google không show được một kết quả nào mà trong phần tiêu đề có nhắc tới từ khóa của bạn, điều đó chứng tỏ từ khóa đó khả năng cao thuộc một nhóm từ khóa lớn hơn.

Và nếu bạn phát triển 1 bài nội dung riêng cho từ khóa đó thì các bài viết sau này sẽ rất dễ “đá” nhau.

Cái này thuật ngữ chuyên môn là “keyword cannibalization”.

Hiểu đơn giản là các bài viết trên cùng site của bạn tranh nhau rank top cho 1 từ khóa, và cuối cùng là chẳng bài nào được chọn để rank cả.

Nhưng mình sẽ phân tích kỹ về nó trong một bài viết khác.

Còn để cho dễ hình dung, bạn hãy nhìn ảnh dưới đây:

serp example

Từ khóa mình đang check là “best electric knife sharpener for butchers”.

Nhưng bạn có thấy điều gì “kỳ quái” ở đây không?

Đó là không có kết nào đứng top nào đề cập tới từ khóa đó trong phần tiêu đề cả.

Phần lớn đều đang nói tới chủ đề chung chung là “electric knife sharpeners”.

Và đó chính là một gợi ý cực quan trọng mà Google đang muốn nói với bạn.

Đó là từ khóa “best electric knife sharpener for butchers” đó chỉ là 1 từ trong nhóm từ khóa về “electric knife sharpeners” mà thôi.

Và bạn nên viết 1 bài về “best electric knife sharpeners”, trong đó có 1 phần đề cập tới các sản phẩm “for butchers” hơn là viết 1 bài chỉ chuyên về “best electric knife sharpener for butchers”.

Hi vọng mình giải nghĩa không quá khó hiểu ở phần này.

Bạn nhớ đọc kỹ kẻo nhầm nhé ?

Bước 2: Tính số từ (word count) trung bình cho bài viết và tổng hợp các ý chính nội dung từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên trang 1

Số từ hay word count là một phần quan trọng của outline bạn nhất định không được bỏ qua!

Bạn sẽ cần một số từ mục tiêu để viết bài hoặc thuê viết bài từ các bên khác.

Ví dụ 2,000 từ hoặc 2,500 từ chẳng hạn.

Nếu không có word count mục tiêu này, sẽ rất khó để bạn order bài viết hoặc tự viết vì bạn sẽ không biết là mình hay đội viết thuê đã viết đủ dài chưa.

Và nếu nội dung của bạn quá dài hoặc quá ngắn so với mức trung bình, Google cũng rất khó để cân nhắc xếp bạn trên top.

Để làm được điều này rất đơn giản.

Bạn hãy cài plugin Word Counter Plus cho Chrome trước: https://chrome.google.com/webstore/detail/word-counter-plus/fpjegfbcdijjfkceenlfoehpcakfgldj?hl=en

Sau khi đã cài xong, bạn chỉ cần bôi đen phần nội dung cần check và bấm chuột phải chọn “word counter plus” để xem phần bôi đen đó là bao nhiêu từ.

wcp

Bạn làm như vậy và ghi lại số liệu cho tất cả các kết quả cạnh tranh trực tiếp với bạn trên trang 1.

Và sau khi đã có đủ số liệu, thì con số trung bình sẽ chính là mốc word count bạn cần đạt được cho bài viết của mình.

Ví dụ, bạn check thấy có 3 kết quả cạnh tranh trực tiếp với bạn trên trang 1.

Và số từ của từng kết quả như sau:

Kết quả #1: 2,200 từ

Kết quả #2: 2,800 từ

Kết quả #3: 1,700 từ

Như vậy, số từ bài viết của bạn cần đạt được là trung bình cộng của 3 kết quả kia, tương đương khoảng 2,200 từ.

Đó là số từ cho bài viết.

Còn về các ý nội dung chính thì sao?

Đơn giản thôi, hãy xem cả 3 kết quả kia đang nói tới những ý gì trong phần nội dung.

Sau đó, bạn tổng hợp lại tất cả các ý đó để ra được dàn bài tổng hợp của bạn.

Phần demo kèm hình ảnh bạn có thể xem ở đây.

Ngoài các phần nội dung tổng hợp được từ đối thủ, mình rất hay thêm vào bài 2 dạng nội dung nữa.

Đó là video và FAQs (câu hỏi thường gặp) cho bài viết.

Video bạn có thể chèn các video Youtube liên quan vào bài viết.

Làm vậy sẽ giúp tăng thời gian trên bài viết khi người đọc đọc bài của bạn.

Tuy nhiên, đừng chèn quá nhiều bởi nó sẽ làm nội dung load rất chậm gây ảnh hưởng tới thứ hạng SEO.

Còn phần FAQs bạn có thể tham khảo phần “People also ask” khi tìm kiếm trên Google.

faqs

Phần FAQs này khi chèn vào bài thường sẽ mang lại rất nhiều traffic từ long tail keyword cho bài viết của bạn một khi bài viết đã đứng top được cho các từ khóa chính.

Sau khi đã có dàn bài và số từ cần viết cho bài, bạn sẽ cần phân bổ số từ đó cho từng phần nội dung một cách hợp lý.

Đại ý là với 10 gạch đầu dòng nội dung đã có, và với 2,500 từ là word count mục tiêu thì bạn sẽ chia từng gạch đầu dòng đó là bao nhiêu từ.

Ví dụ, đây là các gạch đầu dòng ý chính cùng word count cho từng phần của một bài viết giả định 2,500 từ cho từ khóa “best electric knife sharpeners”:

  • Mở bài (50 từ)
  • Review 10 sản phẩm riêng biệt (1,400 từ)
  • Hướng dẫn mua hàng (300 từ)
  • Tips để mài dao hiệu quả (250 từ)
  • Các lỗi cần tránh khi sử dụng sản phẩm (250 từ)
  • FAQs với 5 câu hỏi (200 từ)
  • Kết luận (50 từ)

Lưu ý rằng việc phân bổ số từ cho từng phần không có một khuôn mẫu nhất định nào cả.

Bạn cứ làm và đọc bài của đối thủ một vài lần là tự sẽ thấy phần nào cần dài, phần nào cần ngắn ngay.

Và việc có được một dàn bài chi tiết như thế này sẽ giúp bạn thực hiện bước tiếp theo một cách hết sức dễ dàng.

Bước 3: Tự viết hoặc thuê viết bài nội dung theo dàn ý đã lên sẵn

Đến bước này thì công việc chỉ còn là đầu tư thời gian và công sức để tự viết hoặc bỏ $ ra thuê viết bài nữa thôi.

Lựa chọn là gì thì tùy bạn nhé.

Còn mình thì cứ thuê viết cho nhanh để thời gian làm việc khác.

4) Index bài viết mới ngay bằng Google Search Console

Nếu bạn đã cài đặt Search Console cho site thì ngay sau khi bấm xuất bản bài viết, hãy dùng công cụ này để index bài viết trên Google sớm (gần như ngay lập tức).

Các bước rất đơn giản.

gsc

Bạn hãy paste đường dẫn URL của bài viết mới vào ô mình khoanh màu đó, sau đó bấm Enter để Google bot quét nội dung.

Sau khi quét xong bước đầu, hãy bấm “Test live URL”, đợi nó quét xong rồi bấm tiếp nút “Request indexing” để yêu cầu Google index bài nội dung mới đó.

Sau đó, bạn có thể đợi vài phút rồi check ngay trên Google xem bài viết đã được index chưa bằng cách paste URL bài viết vào Google và bấm tìm kiếm.

Nếu Google trả lại đúng kết quả cho bạn thì có nghĩa là bài viết mới của bạn đã được Google index rồi đấy.

indexed

Sau khi đã chắc chắn rằng bài nội dung mới được index, bạn có thể dùng các công cụ check ranking hoặc check thủ công bằng tay từ khóa trên Google xem bài nội dung mới của bạn đang nằm ở vị trí nào.

Thông thường với các site affiliate, các từ khóa info hay review cạnh tranh thấp có thể ngay lập tức vào top 10 ngay sau khi được index.

Còn với các từ khóa best cạnh tranh hơn, mình để ý thường thứ hạng sẽ bắt đầu ở vị trí 2x-4x, sau đó tầm 2 tuần đến hơn 1 tháng nó sẽ tự “bò” vào top 10.

Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách điều hướng 5-6 link nội bộ từ các bài viết khác có sức mạnh và chủ đề liên quan trên site tới bài best mới đó.

Tất nhiên, đó là khi website của bạn đã có chỉ số ban đầu (DA ít nhất tầm 15 trở lên) và đã phát triển được khoảng 6-9 tháng.

Còn với site mới tinh thì rất tiếc, bạn sẽ phải bơm thêm chút backlink cho site và chờ đợi lâu hơn chút để đến được mốc này.

5) Tạm kết

Nếu quay ngược về khoảng 3 năm trước mà ai đó bảo mình làm những điều trên mình sẽ bảo là bị dở hơi!

Thật đấy :))

Có ai đời ngồi cả buổi chỉ để lên dàn bài trong khi bình thường cứ bài “best” là auto 1,500 từ, bài “review” thì 700 từ còn “info” loanh quanh chỉ 300-500 từ?

Nhưng khi con bot của Google tiến hóa và thông minh dần lên, khi mà yếu tố liên quan (relevance) và uy tín về mặt nội dung (topical authority) ngày càng quan trọng, thì những gì mình vừa chia sẻ với bạn sẽ là hướng đi về sau.

Sẽ không còn những bài viết dập khuôn về độ dài và các gạch đầu dòng nội dung.

Thay vào đó là từng outline cụ thể cho từng nhóm từ khóa cụ thể để chắc chắn rằng bài nội dung của bạn sẽ đạt thứ hạng tối ưu ngay từ khi mới được Google index.

Hãy thử áp dụng phương pháp này, đặc biệt nếu bạn đang SEO niche site trên Google.com.

Và mình tin nhiều lần bạn sẽ thấy được hiệu quả như mình show ở phần đầu bài.

Hẹn gặp bạn trong các bài viết tới.

BONUS: Download file Excel “hàng độc” giúp mình quản lý và SEO top cả ngàn từ khóa cho niche site Amazon cực hiệu quả!

Nguồn: Duy Nguyễn blog