WordPress plugin-Internal Links Manager
Hướng dẫn sử dụng plugin Internal Links Manager – tạo liên kết nội bộ cho website
Nếu bạn là người quản trị website hoặc dân SEO chắc hẳn phải biết đến khái niệm Internal link là gì. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát lại về giá trị của Internal Link và cách sử dụng plugin Interlinks Manager trong hoạt động SEO website.
Internal Link là gì?
Internal là nội bộ, bên trong còn Link là đường dẫn liên kết. Do đó ghép 2 từ này lại Internal link có nghĩa là liên kết nội bộ của website.
Lấy ví dụ ở trên Anchor Text “Nguồn wikipedia” có siêu liên kết dẫn đến trang web https://en.wikipedia.org/wiki/Internal_link đây là liên kết không cùng tên miền vì vậy gọi là liên kết ngoài (External Link)
Còn Anchor Text “Ô-SeoTop.Vn” ở đầu bài viết dẫn link về web https://ô-seotop.vn/ cùng tên miền với bài viết này, do đó được gọi là liên kết nội bộ trang.
Giá trị của Internal link với SEO website
Internal link xuất hiện trên website có rất nhiều ý nghĩa. Đó là …
Internal link có thể giúp bổ sung thêm nội dung xung quanh cho bài viết gốc. Chẳng hạn bài viết này liên quan đến Internal Link – một trong các khái niệm của SEO, vì vậy mình sẽ dẫn link nội bộ đến các bài viết khác trên site có cùng chủ đề về SEO để bạn có thể hiểu sâu hơn về nó.
Internal link giúp điều hướng khách hàng đến trang đích (landing page hoặc sale page) bán hàng của website. Thông thường khi bạn viết các bài viết chất lượng, Google sẽ gợi ý bài viết này của bạn lên top tìm kiếm và khách hàng sẽ click vào xem. Khi đọc bài viết hay, người dùng sẽ có nhu cầu tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan và click vào các liên kết nội bộ để đến trang khác trên website. Vì vậy nếu khéo léo đặt link tốt, bạn sẽ có được rất nhiều người dùng truy cập trang đích bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Giúp bạn có doanh số mà không tốn tiền quảng cáo Google.
Trong ảnh trên bài viết “ Nên kinh doanh gì với số vốn 100 triệu đồng” là bài viết đang lên top của website Ytuongkinhdoanh.vn. Tận dụng traffic từ nó, mình đã để thêm liên kết nội bộ đến bài viết tiếp theo là “53 ý tưởng kinh doanh ở nước ngoài” và nhờ vậy bài viết mới này đang có view tốt!
Internal link giúp tăng thời gian ở lại website, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng độ nhận diện cho website đó. Các chỉ số vừa nhắc đến là một trong các chỉ số SEO của website mà bất kỳ người quản trị website nào cũng cần phải chú ý. Việc giữ chân khách hàng ở lại lâu trên website có rất nhiều thủ thuật (như dẫn link nội bộ, chèn video youtube, liên tục load ra các bài viết mới, viết bài thật dài,…)
Giới thiệu Plugin Interlinks Manager
Plugin Interlinks Manager cung cấp cho bạn một loạt các công cụ giúp bạn phát triển cấu trúc link nội bộ của website, giúp bạn có thể tăng lượt truy cập trang web của mình, bán nhiều sản phẩm hơn hoặc chuyển đổi nhiều người dùng hơn.
Link plugin: https://codecanyon.net/item/interlinks-manager/13486900
Bạn có thể mua nó với giá 33 USD trên Codecanyon.
Nếu muốn 1 bản thì có thể contact mình share free miễn phí
Hướng dẫn sử dụng plugin Internal Links Manager
Internal links Manager có rất nhiều tính năng liên quan đến cài đặt liên kết nội bộ cho website. Sau đây là các hướng dẫn chi tiết.
Internal Links Manager – Dashboard
Cách tạo liên kết nội bộ
Bạn vào Menu Internal links Manager chọn Add New link sẽ hiển thị bảng thông điền để tạo liên kết nội bộ mới như sau
- Internal title*: Tiêu đề
- Page: đường dẫn liên kết ( kích chọn Use custom url trước, sau đó paste đường dẫn liên kết)
- Keywords*: từ khóa liên kết
- Number of links: -1
Cách khai thác tốt plugin Interlinks Manager
Vì plugin này hỗ trợ tạo liên kết nội bộ tự động, vì vậy bạn cần tìm ra các bài viết đang có traffic tốt trên website để tạo các liên kết nội bộ về đó hoặc tận dụng các bài viết này để kéo traffic về các sale page hoặc bài viết khác.
Các công cụ hỗ trợ lọc ra các bài viết tốt trên website
- Google Analytics: lọc ra các bài viết có nhiều view nhất để tối ưu liên kết nội bộ
- Ahref: phân tích website để tìm ra các “top page” để tối ưu liên kết nội bộ
Các công cụ hỗ trợ tìm ra các keyword của website
- SEOquake: plugin lọc ra các anchortext trên website và tần suất xuất hiện
- Ahref: tool SEO hỗ trợ tìm ra các keyword lên top của website hay bài viết.