Topical Authority – Thẩm quyền chủ đề trong SEO
Topical Authority – Thẩm quyền chủ đề là gì và tại sao nó quan trọng đối với SEO?
I. TOPICAL AUTHORITY – THẨM QUYỀN CHỦ ĐỀ TOPICAL AUTHORITY
Topical Authority là chuyên môn và sự liên quan của site đối với 1 hoặc 1 nhóm chủ đề. Mục đích của site là trở thành nơi tin cậy cho nhóm chủ đề nào đó, cho dù trong mắt của Google, các công cụ tìm kiếm, hay khách truy cập.
Xây dựng Topical Authority giúp tăng thứ hạng của site trên SERPs, tăng khả năng hiển thị của site, tăng tín nhiệm của site, và tăng lượng khách truy cập cho site.
Phương pháp Topical Authority là dùng chuyên môn về chủ đề để giúp site vượt hạng hơn những site có DR hoặc DA cao hơn.
II. LỊCH SỬ XẾP HẠNG CỦA GOOGLE SE
– Không có công thức thuật toán cụ thể đối với Topical Authority mà mỗi công cụ tìm kiếm có.
– Trước 2013, thuật toán Google tập trung chủ yếu vào backlinks và từ khoá để xếp hạng cho site.
– Năm 2013, google cho ra đời thuật toán Hummingbird. Từ đó sự liên quan về nội dung và chủ đề đối với ý định tìm kiếm đóng vai trò quan trọng đối với xếp hạng site.
– Từ đó trở đi, hầu hết các cập nhật của Google đều hướng đến xây dựng Topical Authority cho site. Bao gồm cập nhật Medic (y tế), BERT, Product Reviews (đánh giá sản phẩm), Helpful Content (nội dung hữu ích), Spam, link spam, các cập nhật cốt lõi…
III. TOPICAL AUTHORITY + EEAT
Đóng vai trò quan trọng của TOPICAL AUTHORITY là EEAT. Mặc dù đây không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp.
EEAT là viết tắt của Experience, Expertise, Authoritativeness, và Trustworthiness (Kinh nghiệm, chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy):
- – Kinh nghiệm: là việc người tạo nội dung có kinh nghiệm trực tiếp hoặc trải nghiệm cuộc sống đối với chủ đề.
- – Chuyên môn là người viết nội dung có mức độ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết đối của chủ đề.
- – Thẩm quyền là khả năng site hoặc người viết nội dung được trở thành nguồn truy cập chính đối với chủ đề đó.
- – Độ tin cậy là sự kết hợp giữa tính tính xác, trung thực, an toàn, và đáng tin cậy của page.
IV. CÔNG CỤ TÌM KIẾM VÀ TOPICAL AUTHORITY
Những yếu tố mà công cụ tìm kiếm có thể xem xét để xác định liệu site có phải là chuyên gia trong ngành và có kiến thức sâu rộng không:
- – About page
- – Thẩm quyền tác giả, bio, các bài viết của tác giả
- – Backlinks và mentions về tác giả trên các site khác
- – Backlink chất lượng
- – Các tài khoản xã hội liên kết với site
- – Các trang chính sách rõ ràng (disclaimer, policy page, refund…)
V. CÁCH XÂY DỰNG TOPICAL AUTHORITY
Đây là công việc không dễ và cần thời gian. Nhưng nó giúp mang lại thành công lâu dài. Nếu muốn trở thành chuyên gia thì phải dành thời gian nghiên cứu học hỏi về chủ đề và lĩnh vực đó.
Để tạo site chứa nhiều tri thức và đáng tin cậy, cần:
- – Nghiên cứu chủ đề
- – Tạo bản đồ chủ đề (Topical Map)
- – Post nội dung theo cụm chủ đề (còn được gọi là Silo hoặc hub)
- – Xây dựng đối tượng của site
- – Xây dựng links liên quan để chứng minh cho Google thấy các site hay tài khoản xã hội khác đang trỏ về site của mình, luôn tích cực tương tác với các cộng đồng và diễn đàn trong lĩnh vực. Những site này sẽ giúp thiết lập và duy trì Topical Authority.
1. NGHIÊN CỨU CHỦ ĐỀ
– Nghiên cứu và xác định các chủ đề và chủ đề con chủ chốt liên quan với site và đối tượng độc giả.
– Cần nắm rõ đối tượng mình hướng đến là ai, và đảm bảo các chủ đề chính của site sẽ làm đối tượng quan tâm.
– Cần nghiên cứu tất cả các từ khoá liên quan tới chủ đề hoặc chủ đề con đó.
– Nhóm tất cả các từ khoá theo SERPs để biết nên tạo những page nào.
2. TẠO TOPICAL MAP (TM)
– Tạo trật tự thứ bậc chủ đề đối với các chủ đề và chủ đề con để site có tổ chức hệ thống.
– Cấu trúc site được tổ chức hệ thống sẽ giúp cải thiện cách người dùng và công cụ tìm kiếm chuyển hướng trong site.
– TM đóng vai trò là kế hoạch nội dung nhiều tháng/năm cho nội dung của site.
3. ĐĂNG NỘI DUNG
Đăng nội dung cho tất cả các chủ đề và chủ đề con. Nếu nhảy từ silo này sang silo khác sẽ làm Google nhầm lẫn site viết về cái gì.
Nhiều người làm SEO thường tập trung vào các từ khoá cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, các từ này thường đi kèm trong các chủ đề con rồi cho nên không nhất thiết chỉ tập trung vào chúng. Một lỗi nghiêm trọng người làm SEO thường tập trung vào nhiều silo cùng 1 lần, nhưng mỗi silo chỉ có 1-2 bài viết. Điều này làm cho Google đánh giá site không có thẩm quyền.
Chỉ nên đăng mỗi lần 1 silo và đăng tất cả các bài liên quan, vì như thế sẽ được Google công nhận site có thẩm quyền về chủ đề đó. Nội dung phải coi trọng chất lượng hơn số lượng.
VI. CÁC THUẬT NGỮ CỦA TOPICAL AUTHORITY
- – NLP (xử lý ngôn ngữ tự nhiên): là cách AI và thuật toán xử lý và hiểu nội dung.
- – Entities (thực thể): Theo Google thì entity là những thứ duy nhất được xác định và có thể phân biệt được. Chẳng hạn như người, nơi chốn, vật.
- – Entity SEO (SEO thực thể): Tập trung vào entities và mối quan hệ của chúng, thay vì tập trung vào từ khoá.
- – Semantic search (Tìm kiếm ngữ nghĩa): Cách Google cung cấp kết quả cho người dùng dựa vào ý định tìm kiếm.
- – Semantic SEO (SEO ngữ nghĩa): Tập trung vào chủ đề và ngữ nghĩa liên quan đến việc thiết lập chiều sâu cho các chủ đề nào đó.
Xem thêm : Semantic SEO (SEO Ngữ nghĩa)
Case study
Site mới 1-3 ngày xếp hạng
Lần đầu tiên Site được Google Crawl & Index quan trọng như con gái lần đầu vậy đó.
Nếu site của mình có chỉ số chất lượng toàn site cao thì Google sẽ dùng đó làm Cơ Sở để so sánh page hiện tại với các page đã có. Do đó đảm bảo lần Index đầu tiên càng cao thì cơ sở của bạn sẽ cao hơn cơ sở của những người khác hiện có.
Vậy chiến lược SEO là gì?
Khi công bố site phải có 100-300 page đủ các Khía Cạnh của chủ đề để tạo lập Topical Authority, link nội bộ, links, schema markup…
Khi Google bắt đầu lập chỉ mục cho site thì họ có thể lập chỉ mục cho toàn site, cho toàn cluster.
Ngay lập tức site có điểm số cao, có thẩm quyền chủ đề, có links. Điều này giúp site xếp hạng ngay lập tức, sau 1-3 ngày đã nhận được truy cập tự nhiên.
Trong hình thêm 1 AI Site mảng YMYL đặc thù và cạnh tranh cao xếp hạng chỉ sau 2 ngày index và đã được duyệt adsense sau 3 ngày áp dụng chiến lược trên.
Bạn có muốn tạo một hệ thống như này không?