Quy Trình 5 Bước Giúp Khai Phá Các Ngách Tiềm Năng Cho Amazon Niche Site

Quy Trình 5 Bước Giúp Khai Phá Các Ngách Tiềm Năng Cho Amazon Niche Site

Xin chào,

Đây là phần cuối trong series 3 phần về hướng dẫn cách chọn thị trường ngách (niche) của mình.

Nếu bạn chưa đọc 2 phần trước đó, khả năng cao là bạn sẽ không hiểu được ngay những gì mình nói ở đây.

Vì vậy, mình khuyên bạn hãy đọc 2 phần trước để nắm vững các kiến thức nền tảng trước đã:

Cứ từ từ, mình sẽ đợi ở đây ?

OK, bạn đọc xong rồi chứ?

Trước khi bắt đầu, mình muốn nói rõ một chút.

Việc chọn ngách (niche) là bước đầu tiên quan trọng nhất khi xây dựng website Amazon affiliate.

Nếu chọn đúng, các bước tiếp theo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngược lại, mọi thứ sẽ gần như là một cuộc “hành xác”, và khả năng bạn bỏ cuộc là rất rất cao!

Quan trọng là vậy, nhưng đây cũng thường là bước gây nhiều khó khăn nhất cho các bạn newbie.

Đơn giản bởi có quá nhiều câu hỏi cần được trả lời, và các bạn cũng không biết bắt đầu từ đâu.

Do đó, với bài viết này, mình xin chia sẻ lại cách làm của mình nhằm phần nào đó giúp bạn giải bài toán này.

Phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn “open beta” và mình vẫn đang hoàn thiện nó.

Tuy nhiên, mình tin nó vẫn đủ khả năng giúp bạn tìm ra được chủ đề cho site Amazon sắp tới bạn định làm.

Nhưng trước hết, bạn cần nhớ điều này.

1) Luôn luôn chọn niche mà sản phẩm cho bạn tối thiểu 4% hoa hồng từ Amazon

Bạn có thể nhìn vào bảng tỷ lệ hoa hồng của Amazon bên dưới, hoặc xem trực tiếp bản cập nhật tại đây.

hoa hồng amz

Với 4% hoa hồng, bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn.

Và nhìn vào bảng, bạn có thể thấy rằng các ngành hàng như đồ điện tử, linh kiện máy tính, video game… là những ngành bạn không nên nhảy vào.

Thứ nhất vì mức hoa hồng thấp, và thứ hai là vì mức cạnh tranh rất cao không phù hợp với người mới.

Do đó, với các bước sau này, hãy luôn quay lại bảng hoa hồng này của Amazon để check xem liệu niche bạn tìm được có qua được “bộ lọc” đầu tiên này không nhé.

2) 2 chủ đề nội dung bạn nên tránh lựa chọn để làm website

Vào khoảng đầu tháng 8 năm 2018, Google tung ra bản update thuật toán Medic.

Về cơ bản, bản update này sẽ giảm hạng tất cả những website nào có nội dung liên quan đến chủ đề sức khỏe, tài chính nói chung mà KHÔNG phải do một chuyên gia có hiểu biết và bằng cấp viết.

Và các bằng cấp hay mức độ hiểu biết đó phải được kiểm chứng trên Internet.

Tức là ngay cả khi bạn thật sự có chuyên môn về chủ đề đó, nhưng khi tìm kiếm trên Google thì gần như không có thông tin gì về bạn, thì Google cũng coi bạn như bao kẻ vô danh khác mà thôi.

Các website đó được gọi chung là YMYL hay Your Money or Your Life.

Về cơ bản, Google cho rằng các website đưa ra các lời khuyên về sức khỏe và tài chính mà người viết không có chuyên môn thật sự sẽ là rất nguy hiểm cho người đọc.

Xét về mặt logic, mình cho rằng đây là một bước đi đúng đắn của Google.

Thử tưởng tượng nếu bạn bị đau dạ dày chẳng hạn.

Mà bạn lại đi làm theo một bài thuốc “dân gian” nào đó tìm được trên mạng để rồi bệnh trở nặng nguy hiểm đến tính mạng thì sẽ thế nào?

Do đó, nếu là người mới làm, bạn nên tránh đụng đến 2 thị trường sức khỏe và tài chính.

Nhưng đừng lo, còn rất nhiều các mảng khác tiềm năng để bạn khai phá.

3) Vậy các chủ đề nào bạn nên chọn?

Về cơ bản, các website Amazon affiliate sẽ được chia làm 2 loại:

– Website xoay quanh chủ đề về người

– Website xoay quanh chủ đề về vật / sản phẩm

Nhưng tựu chung lại sẽ vẫn là quảng bá các sản phẩm vật lý (physical products) mà Amazon có.

Ví dụ:

Từ khóa “best shoes for basketball”

Bạn có thể thấy 2 kết quả đang xếp #1 và #2 thể hiện rất rõ điều này.

Ở vị trí #1 là trang nội dung https://shoeadviser.com/athletic/best-basketball-shoes/

Và khi check website này, bạn có thể nhận ra ngay đây là 1 website với chủ đề về nhóm sản phẩm “giày” nói chung.

Thật ra bạn chỉ cần nhìn domain shoeadviser.com là cũng có thể nhận ra ngay điều này.

Còn ở vị trí #2 là trang nội dung https://www.thehoopsgeek.com/best-basketball-shoes/

Và website này tiếp cận vấn đề theo một hướng khác, đó là xoay quanh chủ đề về một nhóm người, ở đây là “người chơi bóng rổ”.

Vậy bạn nên xây dựng website hướng đến một nhóm người hay một nhóm sản phẩm?

Câu trả lời là tùy vào lựa chọn của bạn. Vì cả 2 cách này đều hiệu quả.

Nhưng bản thân mình từ trước đến nay hay chọn hướng nhóm sản phẩm hơn.

Và nếu muốn thử, bạn cũng có thể bắt đầu với hướng đi đó.

4) Hướng dẫn chi tiết phương pháp chọn niche

các bước chọn niche

OK, vậy là tất cả các kiến thức nền tảng đã xong.

Giờ mình sẽ hướng dẫn bạn cách để chọn niche.

Bước 1: Liệt kê 15-20 từ khóa mô tả về người hoặc vật mà bạn nghĩ được

Với các từ khóa mô tả về người, bạn có thể đề cập đến các chủ đề như nghề nghiệp, sở thích, hoạt động, lối sống…

Nói chung là những từ có thể dùng để mô tả về một người.

Ví dụ:

Electrical engineer (kỹ sư điện – nghề nghiệp)

Left-handed (người thuận tay trái – đặc điểm sinh học)

Biking (đạp xe đạp – hoạt động / sở thích)

Skateboarding (trượt ván – hoạt động / sở thích)

Nail biting (tật cắn móng tay – sức khỏe)

Fishing (câu cá – hoạt động / sở thích)

Nếu bạn không biết nhiều từ vựng về tiếng Anh, hãy dùng Google translate để dịch ngược từ tiếng Việt ra tiếng Anh, hoặc nhờ một người bạn nào đó giỏi tiếng Anh hỗ trợ.

Hoặc đơn giản bạn có thể search Google với các cụm từ dạng như “list of jobs” (danh sách nghề nghiệp), “list of hobbies” (danh sách các sở thích)…

Với các từ khóa mô tả về vật, bạn có thể nghĩ tới các chủ đề về loài vật, nhóm sản phẩm, hoặc một khu vực nhất định.

Ví dụ:

Dogs (chó – loài vật)

Koi fish (cá chép Nhật Bản – loài vật)

Drills (các loại máy khoan – nhóm sản phẩm)

Table lamps (các loại đèn bàn – nhóm sản phẩm)

Kitchen (nhà bếp và các dụng cụ đi kèm – khu vực)

Outdoor (không gian ngoài trời – khu vực)

Thường những từ khóa KHÔNG được dùng để tả về người sẽ nằm trong nhóm này.

Một mẹo nhỏ đó là hãy nhìn những đồ vật xung quanh nơi bạn đang ngồi, nghĩ với các loài vật nuôi bạn thích, hoặc nghĩ về những gì bạn hoặc những người thân của bạn đang làm, hoặc những sở thích, mối quan tâm, mong muốn, nỗi sợ hãi… của bạn hoặc của họ.

Bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng để liệt kê ở đây.

Mỗi ý tưởng đều CÓ THỂ là một niche tiềm năng mà bạn sẽ thử sức sau này!

Bước 2: Dùng công cụ để tìm từ khóa long tail và check mức độ cạnh tranh của niche

Công cụ mình sử dụng ở đây là Ubersuggest.

Bạn có thể truy cập công cụ qua link này: https://app.neilpatel.com/en/ubersuggest/keyword_ideas

Đây mặc dù là 1 tool miễn phí, nhưng mình đánh giá nó là một bộ công cụ khá tốt với tương đối đầy đủ các tính năng mà các tool trả phí như Ahrefs.com hay Keywordtool.io có.

Tất nhiên, tiền nào của nấy, nhưng với một công cụ miễn phí thì thật sự mình không thể đòi hòi gì hơn.

OK, sau khi truy cập tool, hãy làm theo hướng dẫn sau của mình.

Với từ khóa mô tả người HOẶC con vật HOẶC vị trí:

Hãy điền cụm từ “best for + từ khóa” và bấm tìm kiếm để có kết quả như hình dưới.

Ví dụ: “best for police” (chỉ người), “best for dogs” (chỉ con vật), “best for kitchen” (chỉ vị trí)…

uber 1

Trong ví dụ này, mình đang dùng cụm từ “best for police” để tìm kiếm.

Và như bạn có thể thấy, Ubersuggest đã gợi ý cho mình một list gồm 321 từ khóa từ từ khóa gốc ban đầu.

Với các từ khóa chỉ vật còn lại:

Bạn cũng làm tương tự, nhưng lần này hãy điền cụm từ “best + từ khóa + for” như hình bên dưới:

best lamps for

Trong trường hợp này, Ubersuggest trả lại cho mình 206 kết quả gợi ý và 48 kết quả liên quan (related).

Khi thực hiện bước này, bạn sẽ để ý thỉnh thoảng tool gợi ý các từ khóa không chuẩn xác vì có thể cách viết các từ khóa gần giống nhau.

Khi đó, hãy dùng tính năng lọc “Filters” và điền từ khóa đúng vào ô “Include keywords” sau đó bấm “Apply” để lọc ra list từ khóa đúng.

Ví dụ nếu từ khóa gốc bạn đang tìm kiếm là “best for police”, và công cụ trả về một số từ khóa không liên quan, hãy làm theo bước trên và điền “police” vào ô include keywords sau đó bấm apply để lọc.

LƯU Ý:

Với phương pháp này, list từ khóa bạn tìm được chắc chắn chưa phải là tất cả từ khóa của niche đó.

Trên thực tế, đây mới chỉ là dạng từ khóa “best X for Y”, là 1 trong 4 dạng từ khóa mình từng đề cập trong phần 2 của series này.

Vậy tại sao mình lại chọn dạng từ khóa này để check mức độ cạnh tranh của niche?

Đơn giản bởi đây là dạng phổ biến nhất và cũng có mức độ cạnh tranh trung bình trong mỗi niche.

Nó không quá cạnh tranh như các từ khóa “best” ngắn (các head keywords của niche) ví dụ như “best air conditioners”, hay “best dog foods”…

Nhưng thường cũng vẫn cạnh tranh hơn các từ khóa “review” sản phẩm đơn lẻ.

Vì vậy, nếu list từ khóa này cho bạn kết quả khả quan (về mặt độ khó từ khóa), thì khả năng cao niche bạn đang check là một niche tốt để làm!

Bước 3: Check nhanh mức độ cạnh tranh của 7-10 từ khóa được gợi ý trên Google

OK, vậy là giờ bạn đã có một list từ khóa long tail được gợi ý cho niche của mình rồi.

Tùy vào số lượng từ khóa được trả lại, bạn có thể đánh giá được độ lớn của niche đó.

Thường nếu công cụ trả lại nhiều hơn 200 từ khóa thì sẽ là tương đối.

Còn việc bạn cần làm bây giờ sẽ là copy thử 7-10 từ khóa và check nhanh mức độ cạnh tranh của chúng trên Google.

Mình sẽ không nói lại về phần check độ cạnh tranh của từ khóa nữa vì mình đã nói khá kỹ trong phần trước rồi.

Bạn có thể đọc lại về cách check chính xác mức độ cạnh tranh từ khóa tại đây.

Nhưng có 2 tiêu chí cực dễ nhận biết để bạn có thể khẳng định từ khóa đó không cạnh tranh, đó là:

  • Có ít nhất 1 website có DA < 30 (càng nhiều càng tốt) trên trang 1 và cũng là site Amazon affiliate
  • Có nhiều kết quả không được tối ưu Onpage về title, URL, description và nội dung cho từ khóa (nếu tất cả các kết quả đều không được tối ưu hóa thì càng tốt)

Từ khóa bạn check chỉ cần thỏa mãn 1 trong 2 yếu tố trên (nếu thỏa mãn cả 2 càng tốt) là bạn có thể đánh dấu từ khóa đó là 1 từ khóa dễ rồi.

Và nếu trong số 7-10 từ khóa bạn check thử có đến hơn nửa là cạnh tranh thấp, thì xin chúc mừng, bạn vừa tìm được 1 niche khá tiềm năng về mức độ cạnh tranh đấy!

Đây là ví dụ 1 từ khóa mình check thử cho niche “Koi fish” – từ khóa “best koi pond plants”

best koi pond plants - Google Search

Hãy để ý các kết quả mình đánh dấu tick xanh và phần comment giải thích bên cạnh, bạn sẽ hiểu mình đang tìm những dấu hiệu gì.

Đó cũng sẽ là các dấu hiệu mà bạn cần tìm cho list từ khóa được gợi ý của bạn.

Nếu trong trường hợp list từ khóa không khả quan, hãy bỏ qua niche đó và check sang các niche khác.

Bước 4: Check thử các sản phẩm liên quan trên Amazon

Việc tìm được một niche có nhiều từ khóa tiềm năng là rất tốt.

Và nếu làm được đến đó thì 80% là bạn đã có được 1 niche tốt để làm rồi.

20% còn lại sẽ được quyết định bởi yếu tố liệu có nhiều sản phẩm liên quan đến niche trên Amazon hay không.

Và các sản phẩm đó thuộc ngành hàng nào, liệu có cho bạn được tối thiếu 4% hoa hồng hay không.

Vẫn tiếp tục với ví dụ niche “Koi fish” bên trên, mình sẽ lên Amazon và tìm từ khóa “koi fish” để xem các sản phẩm được trả lại là gì.

Nhưng hãy nhớ, trước khi tìm kiếm trên Amazon, hãy đổi mã Zip code thành 10001 (mã zip của Newyork, Mỹ) để Amazon trả lại đầy đủ sản phẩm cho bạn nhé (góc trên bên trái ngay bên dưới logo Amazon).

đổi địa chỉ ship amz

OK, còn đây là kết quả trả lại khi mình tìm “koi fish”

Bạn có thể bấm vào đây để xem trang tìm kiếm trực tiếp.

Và ở đây, bạn có thể thấy Amazon gợi ý rất nhiều các thư mục sản phẩm ở phía bên tay trái.

Tất cả các thư mục đó đều có sản phẩm liên quan đến từ khóa “koi fish” mình vừa gõ vào.

Còn ở phần sản phẩm hiển thị, bạn có thể thấy một số các dạng sản phẩm nổi bật như thức ăn cho cá koi, cá koi giống còn sống 100% mua về thả bể luôn, hoặc bộ setup full bể cá koi…

Tất cả đều có giá tốt và các sản phẩm trong ngành hàng “pets” hay thú nuôi này có mức hoa hồng cao là 8%!

Bước 5: Ghi lại các niche tiềm năng đạt đủ các tiêu chí đã check

Bạn đã tìm được 1 niche cạnh tranh thấp với nhiều sản phẩm và mức hoa hồng trên 4%?

Xin chúc mừng!

Như vậy là bạn vừa tìm được một niche tiềm năng cho website chuẩn bị xây dựng của bạn rồi đấy.

Hãy ghi lại các niche này vào một file excel, sau đó khi đã có kha khá tầm 4-5 lựa chọn, hãy ngồi lại và quyết định xem mình sẽ chọn niche nào để đi tiếp.

Ở bước này mình không muốn làm phức tạp thêm tình hình nữa.

Cơ bản, hãy chọn niche mà bạn cảm thấy có hứng thú muốn làm nhất để tiếp tục.

Còn các niche còn lại, đừng bỏ đi mà hãy tạm để đó để sau này có thể tiếp tục phát triển các site tiếp theo.

5) Tạm kết

Như vậy là mình đã vừa trình bày xong series 3 phần về nghiên cứu và chọn niche cho website Amazon affiliate.

Như mình có nói từ bài đầu của series, đây là cách làm do mình tự phát triển.

Và còn nhiều bước chưa được tối ưu hết 100% phần nào do mình muốn giới hạn các công cụ hỗ trợ ở mức gần như free 100%.

Điều đó sẽ giúp bạn bắt đầu công việc ngay mà không phải chi quá nhiều cho các công cụ không cần thiết.

Sau này, khi đã phát triển và có nguồn thu ổn định, hãy đầu tư vào các tool trả phí như Ahrefs, SEMRush… để scale website lên cũng chưa muộn ?

Còn bây giờ, hãy bắt tay vào làm thử xem nhé.

Nếu có vấn đề gì chưa rõ hoặc cần trao đổi, hãy comment lại giúp mình.

Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tới.

Nguồn: Duy Nguyễn blog