[TUT] 20 Bước Setup GSuite Cho Niche Site Amazon Phục Vụ Chiến Dịch Email Outreach Link Building
[TUT] 20 Bước Setup GSuite Cho Niche Site Amazon Phục Vụ Chiến Dịch Email Outreach Link Building
Xin chào mọi người,
Khi làm niche site Amazon, sẽ đến lúc bạn phải xây dựng backlink về cho site của bạn.
Chỉ khi đó, website mới có thêm sức mạnh để cạnh tranh top với đối thủ.
Và khi nói đến link building cho Amazon niche site, email outreach link building chính là một cách rất hiệu quả!
Vậy email outreach nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản là bạn email tới các website khác để hỏi xem liệu họ có thể “tặng” bạn 1 link về site của bạn hay không.
Lý do để họ có thể “tặng” bạn backlink cũng tương đối nhiều.
Và mình đã từng xây dựng được rất nhiều backlink mạnh về niche site của mình thông qua cách này.
Những backlink mà thông thường bạn sẽ không thể có được!
Nhưng mình sẽ chia sẻ sâu về phần đó trong một bài viết khác về link building.
Còn hiện tại, bạn cần biết rằng để có một chiến dịch email outreach hiệu quả, bạn cần một email dạng doanh nghiệp cho website của mình.
Ví dụ như admin@duynguyenblog.com
Không phải một tài khoản Gmail miễn phí, bởi dùng tài khoản dạng đó khi gửi mail rất dễ bị block và tỷ lệ mail vào spam box là rất cao.
Vậy giải pháp để tạo một email doanh nghiệp như trên là gì?
Đơn giản, bạn hãy sử dụng GSuite của Google.
Và trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể làm điều đó.
Bắt đầu nhé!
Bước 1:
Bạn hãy truy cập vào link https://gsuite.google.com/ và bấm “get started”
Bước 2:
Ở bước tiếp theo, hãy điền giúp mình tên website của bạn, sau đó chọn “just you” và Vietnam để tiếp tục.
Ví dụ domain của bạn là outdoorempire.com, hãy điền Outdoor Empire vào phần tên.
Bước 3:
Ở bước này, bạn hãy điền giúp mình tên (first name) và họ (last name) cùng email hiện tại của bạn.
Lưu ý, khi làm niche site Amazon, thông thường bạn nên lấy một online persona (profile online ảo) để làm thay vì sử dụng thông tin thật của mình.
Vì vậy, trong phần họ tên này, hãy điền thông tin của online persona đó.
Ví dụ, với niche site của mình, mình sẽ lấy tên là Andy chẳng hạn.
Còn phần email hiện tại, hãy điền email cá nhân của bạn.
Bước 4:
Ở bước tiếp theo này, hãy chọn “I have a domain name” giúp mình.
Đây là mình đang mặc định bạn đã chọn xong ngách và mua domain cho site rồi nhé.
(Để chọn ngách, bạn có thể tham khảo bài viết này của mình)
Bước 5:
Sau khi bấm next ở bước 4, hãy điền domain của bạn vào đây và bấm next tiếp.
Đây sẽ chính là domain sau này bạn dùng để setup tài khoản email doanh nghiệp cho website ví dụ admin@domain.com
Bước 6:
GSuite sẽ hỏi lại bạn là chắc chắn muốn dùng domain đó để tạo account mới có phải không, hãy chọn next giúp mình.
Bước 7:
Chọn “No thanks” ở bước tiếp theo này để không chia sẻ / nhận thêm bất kỳ thông tin gì khác với Google.
Bước 8:
Đây chính là bước bạn sẽ setup tài khoản email dùng cho các chiến dịch outreach link building sau này.
Một tip nhỏ của mình đó là ĐỪNG chọn tên tài khoản là admin!
Tại sao ư?
Bí mật này mình xin được bật mí sau nhé ?
Nhưng đại khái bạn NÊN chọn tên tài khoản là tên của profile ảo mà bạn tạo cho website.
Ví dụ: nếu tên của profile ảo bạn tạo cho web là Lucy Roberts chẳng hạn, thì hãy lấy tên email là lucyroberts@domain.com thay vì admin@domain.com
Bước 9:
Sau khi bấm “Agree and continue” ở bước 8, bạn đã hoàn thành xong phần khởi tạo ban đầu cho tài khoản GSuite rồi đấy.
Ở bước này, hãy bấm giúp mình “Go to setup” để tiếp tục nhé.
Bước 10:
Ở bước này, bạn hãy bấm chọn Start ở phần “Add people to your G Suite account”.
Bước 11:
Vì hiện tại bạn mới là người duy nhất sử dụng tài khoản GSuite này, nên bạn sẽ không cần điền thêm thông tin của ai ở phần này hết.
Hãy tick ô “I added all users…” và bấm Next.
Bước 12:
Các bước tiếp theo kể từ bước này, bạn sẽ cần làm 2 việc:
Thứ 1, đó là XÁC MINH bạn sở hữu domain mà bạn khai báo lúc đầu.
Thứ 2, bạn cần THIẾT LẬP mail server trên host để các email đi và đến địa chỉ GSuite email mới của bạn được thông suốt.
Ở bước này, chúng ta sẽ xác minh quyền sở hữu domain của bạn.
Phương pháp xác thực ở đây sẽ là sử dụng thẻ meta HTML của Google.
Việc bạn cần làm đó là copy đoạn mã <meta name=”…” /> GSuite cho bạn vào phần <head> của site.
Với site WordPress, bạn có thể làm việc này dễ dàng bằng các bước sau:
B1: Vào phần Plugins >> Add new >> tìm từ khóa “insert header footer” và cài đặt plugin Insert Headers and Footers
B2: Chọn Settings >> Insert Headers and Footers
B3: Paste đoạn mã meta vào phần Header sau đó bấm Save
Sau khi bấm Save xong, hãy quay lại GSuite và tick ô “I added the meta tag to my homepage” để đến bước tiếp theo.
Bước 13:
Ở bước này, bạn sẽ cần cấu hình mail box cho domain của bạn trên host để email đi và đến địa chỉ email doanh nghiệp mới được thông suốt.
Đại ý, GSuite sẽ cung cấp một loại các bản ghi MX record để bạn update cho domain của bạn trên host.
Và trước khi làm điều đó, bạn cần xóa các bản ghi MX cũ đi trước khi thêm các bản ghi MX mới.
Để làm được điều đó, việc đầu tiên bạn cần làm là login vào Cpanel (bảng điều khiển) của dịch vụ host của mình.
Sau khi đã login, bạn hãy tick ô “I have opened the control panel for my domain” để tiếp tục.
Bước 14.1:
Với các website hiện tại, mình sử dụng dịch vụ hosting của WPXhosting.com
Phần dashboard hay Cpanel của WPX sẽ như hình bên dưới và có hơi khác các bên khác sử dụng Cpanel truyền thống.
Ở đây mình sẽ demo bằng WPX trước nhé.
Ở đây, sau khi đã chọn đúng domain, mình sẽ tìm đến bản ghi MX của domain và chọn Delete để xóa.
Bước 14.2:
Sau khi đã xóa bản ghi MX cũ, giờ là lúc bạn cần thêm các bản ghi MX mới cho domain.
Đây là các bản ghi MX và giá trị cần điền mà GSuite sẽ cung cấp cho bạn:
Bạn có thể xem chi tiết tại đây: https://support.google.com/a/answer/174125?hl=en
Để thêm bản ghi MX mới khi vẫn đang chọn domain, mình sẽ bấm “Add a new record”
Sau khi bấm nút, một bảng hiển thị mới sẽ hiện lên để điền thông tin.
Ở đây, mình sẽ chọn type là MX (Mail Exchanger).
Trong phần Host mình sẽ để trống hoặc điền dấu @ như GSuite hướng dẫn trong bảng bên trên.
Ở phần Value, mình sẽ điền ASPMX.L.GOOGLE.COM. còn trong phần Priority mình sẽ điền số 1.
TTL mình sẽ điền 3600 như được hướng dẫn.
Sau đó bấm “Save record”.
OK, như vậy là xong bản ghi MX đầu tiên.
Còn 4 bản ghi còn lại với giá trị Priority tương ứng là 5, 5, 10, 10, mình cũng sẽ làm tương tự.
Nếu bạn dùng các bên host khác mà vẫn sử dụng giao diện Cpanel truyền thống, ví dụ Stablehost.com như mình vẫn thường dùng cho các site đời đầu, giao diện của phần chỉnh sửa sẽ như sau:
Bạn sẽ cần tìm đến phần Domains và chọn Zone Editor.
Ở bước tiếp theo, hãy chọn “Manage” tương ứng với domain bạn cần chỉnh sửa MX record.
Tiếp theo, hãy bấm Delete để xóa dòng MX record cũ đi.
Sau đó, hãy bấm “Add Record” để thêm bản ghi MX mới như GSuite hướng dẫn.
Sau khi bấm Add Record, hãy chắc chắn rằng bạn chọn Type là MX và điền chỉ số Priority và Destination đúng như GSuite hướng dẫn.
LƯU Ý: Trong trường hợp này, khi điền giá trị Destination, bạn hãy bỏ giúp mình dấu “.” ở cuối đi, khi ấy giá trị Destination sẽ chỉ còn ALT1.ASPMX.L.GOOGLE.COM thay vì ALT1.ASPMX.L.GOOGLE.COM.
Trong phần Name, bạn hãy để mặc định, ĐỪNG xóa hay thêm bất kỳ giá trị gì ở đây.
Hãy nhớ điền đủ cả 5 bản ghi MX record nhé.
Sau khi điền xong cả 5 bản ghi MX record, hãy chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 15:
Sau khi đã điền đủ cả 5 bản ghi, bạn hãy quay lại GSuite và tick ô “I saved the MX records”.
Hoàn tất quá trình xác minh và cài đặt MX records bằng cách bấm Verify domain and set up email.
Sau đó, bạn hãy bấm Next ở bước tiếp theo:
Như vậy là bạn đã xác thực domain và cài đặt email thành công!
Từ giờ, tất cả email đi và đến địa chỉ email doanh nghiệp mới của bạn sẽ được gửi qua server của Google.
Hãy bấm Continue giúp mình.
Bước 17:
Ở bước tiếp theo này, bạn sẽ cần setup thanh toán cho GSuite để sử dụng dịch vụ hàng tháng.
Việc duy trì 1 tài khoản email với GSuite rất rẻ, chỉ tầm hơn $4/tháng.
Nhưng với tài khoản email này bạn có thể làm được rất nhiều với chiến dịch link building sau này của mình.
Sau khi chọn country là Vietnam, hãy bấm Continue để tiếp tục.
Tiếp theo, hãy tick ô “I have read and agree…” sau đó bấm Continue.
Bước 18:
Ở bước này, bạn hãy hoàn thành nốt các thông tin cơ bản về tên, địa chỉ, thẻ ngân hàng dùng để thanh toán…
Ở phần Account type, bạn hãy chọn Business.
Phần “Name and address” này hãy điền thông tin của bạn giúp mình.
Phần Payment method này hãy điền thông tin thẻ Visa/Credit Card giúp mình.
Để thuận tiện, mình khuyên bạn nên làm thẻ Visa thanh toán quốc tế với ngân hàng ACB hoặc Techcombank.
Mình hay dùng 2 ngân hàng đó và rất OK.
ACB làm thẻ có thể lấy được ngay.
Tick ô “Credit or debit card address is same as above” và bấm Continue để tiếp tục.
Xin chúc mừng!
Bạn đã chính thức setup xong tài khoản GSuite của mình rồi đấy.
Không quá khó phải không?
Phần còn lại này, GSuite sẽ gợi ý bạn dùng thử thêm các công cụ khác, hãy bấm “Skip” giúp mình để hoàn tất và đi đến hộp thư Inbox của bạn.
Bước 19:
Bước này là bước tùy chọn, nhưng mình rất hay làm.
Đó là bạn nên cài đặt Inbox để tất cả email được show ra trên cùng một chỗ, thay vì chia tab như Gmail mặc định.
Để làm điều đó, bạn hãy bấm chọn biểu tượng bánh răng ở góc trên tay phải, chọn Configure Inbox.
Sau đó, hãy bỏ tick tất cả và chỉ để lại duy nhất Primary, sau đó bấm Save.
Như vậy là xong ?
Giờ đây, bạn có thể login vào tài khoản Gsuite bình thường như tài khoản Gmail cá nhân của bạn rồi.
Bước 20:
Bước cuối cùng này sẽ là test xem tài khoản email GSuite mới của bạn đã hoạt động hiệu quả chưa.
Để test rất đơn giản, bạn hãy soạn 1 email mới và gửi tới địa chỉ email cá nhân của bạn.
Sau khi bên email cá nhân nhận được email đó, bạn hãy Reply trả lời lại.
Nếu tài khoản GSuite email của bạn gửi mail đi và nhận được mail hồi đáp thành công, thì công việc của bạn đã hoàn tất 100% rồi đấy.
Tạm kết
Trên đây là 20 bước đầy đủ mình hướng dẫn bạn cách setup tài khoản email GSuite cho niche site Amazon.
Đây sẽ là tài khoản email chính bạn dùng cho các chiến dịch email outreach link building sau này.
Trong các bài viết tiếp theo, mình sẽ chia sẻ về cách đi link và sử dụng email này nhé.
Nếu thấy bài viết có ích, hãy share và subscribe email giúp mình.
Cảm ơn bạn đã đọc đến tận đây.
Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tới.
Nguồn: Duy Nguyễn blog