Chia sẻ quy trình seo – PhanTai

Chia sẻ quy trình seo – PhanTai

Quy trình seo cho người mới bắt đầu

Qua nhiều năm làm seo cũng như 3 năm làm dịch vụ backlink với hơn 1000 website các mảng từ site trắng đến các ông trùm các thương hiệu lớn các mảng. Mình gặp nhiều và đo lường đc khá nhiều website về các sự thay đổi và các chỉ số của website nên sẽ chia sẽ 1 số ít kinh nghiệm trong seo dành cho anh em qua bài viết này.

Bài viết có thể phù hợp với phần lớn anh em nhưng ko phù hợp với 1 số Pro nên anh em nào đọc mà thấy ko hợp vui lòng tắt tab đi ra chỗ khác chơi tránh mất tình cảm anh em. Bài này mang tính chia sẽ và ko nhằm mục đích PR dịch vụ, vì nói hơi ngáo tý là mình ko thiếu khách nên phân biệt rõ mục đích từ đầu.

Bài viết này sẽ có chia sẽ thêm cách mà BacklinkAZ seo top 1 “dịch vụ backlink” và “mua backlink“, “dịch vụ entity” và “backlink báo” trong 1 tháng từ domain trắng đấu với nhiều đối thủ mua 1 trời báo các loại với chỉ vỏn vẹn trang web có 3 page chưa có post. Thời gian trụ top 3 – 4 tháng rồi vứt đó đến giờ ko có time làm tiếp trong khi anh em đầu tư seo vs bot traffic liên tục :v.

Mong muốn cho 1 cộng đồng seo sạch, tiến bộ và cùng nhau phát triển, mong cho anh em khách hàng khi đặt niềm tin mua backlink của BacklinkAZ hiểu được để top cần nhiều việc quan trọng như content onpage và điều hướng từ khóa chứ không riêng gì Backlink. Mặc dù backlink phải nói là rất rất quan trọng cho việc đẩy top từ khóa.

Start nào !

SEO là gì ?

Đầu tiên, định nghĩa sơ sơ về SEO là tối ưu bộ máy tìm kiếm Google nhằm mục đích đưa website của các bạn lên top 1-10 Google để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và để bán đc hàng hoặc dịch vụ của các bạn.

Seo là 1 bộ môn dành cho người có tiền, ko phù hợp với người nghèo và hoàn toàn không miễn phí như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí Seo rất tốn tiền đầu tư khi kết quả top 1 chỉ có 1 kết quả, nhưng 1 ngành hàng lại có hàng trăm đến hàng nghìn ông có website chung 1 chủ đề và mong muốn 1 hay 1 nhóm từ khóa nào đó lên top 1. Từ top 2 đến top 10 cũng thế, tất cả vị trí là duy nhất nhưng có quá nhiều ông đấu với nhau. Vậy ông nào sẽ chiến thắng.

Ông chiến thắng và dành được vị trí top trên Google là ông có chiến lược seo hợp lý, biết đầu tư đúng chỗ và bài bản, có lộ trình phát triển website cũng như phát triển thương hiệu 1 cách mạnh mẽ như kinh doanh truyền thống. Khi đó thì sẽ bán được hàng, được Google ưu tiên lên top.

Vậy ông nào đang muốn kinh doanh mà muốn miễn phí ( Free) hay rẻ thì xác định nghỉ seo cho khỏe và chuyển qua các kênh marketing khác như Google Adword, Facebook ads để hiệu quả tiếp cận khách hàng nhanh và tối ưu chi phí tốt hơn, tránh lãng phí tài nguyên vào seo hơn.

Chốt hạ ở mục này, SEO là cuộc chơi dành cho người giàu và người có chiến lược rõ ràng.

Tư duy chiến lược làm seo

Như đã nói ở trên, seo dành cho người có tiền và có chiến lược nhất định. Nếu có tiền nhưng ko có chiến lược hoặc ko thuê đúng người để làm việc thì vừa mất tiền vừa mất thời gian lại nát cả website. Nếu ko có tiền mà chiến lược tốt thì cũng ko có nguồn lực mà phát triển. Vì vậy 2 cái đó phải song hành với nhau. Có tiền và có chiến lược seo hoặc có tiền và thuê đúng người giỏi seo :D.

Ở đây ta bàn về vấn đề chiến lược seo. Như thế nào là hợp lý khi bắt đầu vào làm seo.

Bước 1: Lập file Plan seo để theo dõi chỉ số

Cái này nhiều ông pro nói tao ko cần, tao seo trong đầu cả rồi :v. Đó là các bác lên thánh rồi chứ với người bình thường vẫn cần ghi lại để theo dõi chỉ số và ghi nhật ký công việc để đo lường mức độ hiệu quả. Khi đo đủ nhiều và ráp nó thành quy trình thì các dự án seo sau này sẽ rất dễ seo mà không cần bù đầu cúng bái.

Vào Google driver, tạo 1 cái Gsheet với tên gì tùy các bác, em hay đặt KPI để cho tiện theo dõi. Trong này ghi lại hết những cái gì các bác nghĩ là nó cần. Như e thì đâu hình như 25-30 cái sheet gì đó, e share cái ảnh bên dưới cho các bác làm theo nếu cần. Show cơ bản thế, ae tùy biến thêm.

plan seo backlinkaz

plan seo backlinkaz 2

Bước 2: Xác định bộ từ khóa chính cần seo

Trước tiên chúng ta phải định hình được cơ bản là bộ từ khóa nào sẽ ra tiền. Vì sao mình nói như vậy, vì seo ko ra tiền sẽ mất thời gian và tiền bạc vô cùng. Mỗi người có 1 mục đích seo khác nhau nhưng phải xác định được seo cái gì, có ra tiền không hay là seo cho vui :v. Ông nào vui thì về quê mà chơi và hưởng thụ chứ seo làm gì cho mệt mà ae lại thêm 1 đối thủ.

Tìm bô từ khóa ra tiền = cách anh em có thể chạy Adword là ngon nhất, chạy adword để biết được từ khóa nào chuyển đổi cao và ra khách hàng hay đơn hàng thực sự. Bằng phương pháp testing này sẽ cho ra bộ từ khóa mong muốn có tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu không biết chạy thì nên đi học 1 khóa Adword chứ đừng tự mò tốn time nghiên cứu mà lại ko hiệu quả và lãng phí thời gian, thời gian đó kiếm việc khác làm ra tiền hơn. Đây là cách nhiều anh em vẫn làm, còn mình nói thật là chưa seo mảng nào kinh doanh, chủ yếu chơi blog và affilate là chính nên sẽ phân tích theo ahrefs, bỏ qua bước chạy adword.

Với các anh em phổ thông thì chủ yếu sẽ dùng ahrefs giống mình, vào Keyword Explore của ahrefs hoặc Keyword Tool IO gõ vào từ khóa ngắn và phân tích volume, KD, click ( chủ yếu là nhìn volume) rồi list ra các từ khóa mục tiêu chín cần seo. Tuy nhiên, ae hay sai 1 điểm là ít khi liệt kê và ghi chép các thông số, cứ cắm cổ làm dẫn đến lộn nhào và ko khoa học.

Ví dụ như bên dưới là mình nhóm các từ khóa cần seo vào 1 url để seo tổng hợp các từ khóa chung hành vi vào url đó. Để xác định đúng được tránh sai sót thì anh em có 2 cách để ra được cái bảng này.

tu khoa chinh can seo backlinkaz

Ảnh 1: xác định bộ từ khóa chính cần seo

Việc xác định bộ từ khóa chính cần seo và ghi ra các URL dự kiến thì sau này sẽ tránh được hiện tượng ăn thịt 1 từ khóa nhiều url với nhau. Ngoài ra điều hướng internal link cũng sẽ giúp rõ ràng ko bị ăn thịt keyword. Sẽ viết 1 bài cách nhận biết và xử lý ăn thịt từ khóa hôm sau = Audit content

Cách 1: Tự nghĩ và search thử Google.

Ví dụ khi mình xác định seo từ “dịch vụ backlink” vì nghĩ nó giống “dịch vụ seo” thì mình bắt đầu xác định là sẽ vả nó vào trang chủ, chứ ko tạo page ” dich-vu-backlink” vì mình muốn khi khách hàng đập mặt vào site là sẽ giới thiệu toàn thể về các dịch vụ backlink mà BacklinkAZ đang kinh doanh. Đây là hướng tư duy đầu tiên để làm, và bên cạnh đó mình cũng ý định seo từ ” mua backlink” vào trang chủ thay vì tạo url “mua-backlink”. Vì sao như vậy, vì khi mình seach chung 2 từ khóa này thì top trang có 10 kết quả na ná chung nhau trả về kết quả. Vì vậy xác định mặc dù 2 từ hoàn toàn khác nhau nhưng có chung hành vì seach, mình gom nhóm vào 1 chỗ, sẽ khó mạnh và điều hướng cả 2 nếu ko biết cách.

Ngoài 2 từ khóa trên thì mình tự nhóm thêm các từ như ” bán backlink, mua backlink chất lương và backlink chất lượng, backlink giá rẻ”. Thực ra có thể tách ra được nhưng mình ko muốn tạo nhiều URL viết nội dung na ná nhau dễ bị lộn nên mình gom vào chung luôn. Chỗ này sẽ có thể 1 số anh em thấy ko hợp lý với anh em, nhưng với mình thấy OK là mình quất.

Cách 2: Sử dụng ahrefs để lọc keyword chung topic ( parent topic)

Cái này thì cảm ơn Quyết đại ca :v( A Trần Chí Quyết ) – Founder SeoSona đã chỉ cho chiêu này. Trước mình toàn tự gom nhóm các từ khóa nhưng sau khi a Quyết chỉ cho chiêu này và phân tích thì thấy đúng hành vì seach của 1 số nhóm từ khóa khác nhau đều cho hiển thị chung kết quả. Cái này phù hợp với seo tin tức, tổng hợp chứ vs keyword chính ra tiền thì mình cũng ít xài mà chủ yếu xài cách 1 hơn.

Dùng Ahrefs, vào Keyword Explorer, gõ keyword ngắn nhất mà bạn nghĩ sẽ seo, ví dụ ở đây mình gõ từ “backlink” vào vị trí số 1, nhận having same terms vị trí số 2 để hiển thị các key có na na ý nghĩa. Keyword sẽ được list ra ở vị trí số 3 tương ứng với cột KD ( độ khó) và Volume ( lượng seach ước lượng hàng tháng) ở vị trí số 4. Cái quan trọng ở chỗ này là vị trí số 5 khi liệt kê các topic có chung chủ đề và chung hành vi seach.

Lưu ý: Tất cả các tool mang tính tương đối và ko có cái gì đo lường đúng 100% được, vì vậy có thể tham khảo hoặc méo quan tâm tùy vào bạn. Có thể không đúng trong ngách này nhưng đúng trong ngách khác.

Ở đây khi ra cái này các bạn chọn Export ra 1 cái file exel xls hoặc xlxs ở dạng UTF8 hoặc UTF16, nếu xuất ahrefs mà lỗi ko đọc được thì nên sửa bằng cách sau:

Sửa lỗi file csv bị lỗi font

 

Sau khi xuất ra các bạn sử dụng bật bộ lọc và bắt đầu gom nhóm từ khóa bằng cách bật bộ lọc, để lại các cột keyword, KD, volume, parent topic, còn lại xóa hết cho đỡ vướng. Bật bộ lọc ( Filter) all lên và chọn cột parent topic) thì ở cột keyword kd và volume cũng nhảy theo. Chúng ta bắt đầu list ra các từ khóa chính cần seo lên file Gsheet ( Plan seo ) của các bạn.

Vậy là việc gom nhóm từ khóa chính đã xong, khi xác định xong nhóm từ khóa chính cần seo thì các bạn sẽ list luôn các url tương ứng sẽ xây dựng sau khi hình thành website.

Bước 3: Tiến hành phân tích đối thủ và độ khó của thị trường

Sau khi xác định được bộ từ khóa chính cần seo rồi thì mình phải xác định được, mình sẽ đấu với bao nhiêu thằng, thằng nào to khỏe và khó đánh hay dễ đánh, thị trường seo mình cần chơi khó hay dễ và cần nhiều kinh phí hay không.

Tiến hành gõ từng từ khóa chính vào google, copy các url của các đối thủ ra và đem list hết vào Batch Analytics của Ahrefs lọc các chỉ số như hình bên dưới gồm Backlink, domain, Keyword,Traffic… mục đích xem thằng nào mạnh thằng nào yếu, traffic nhiều hay ít, bao nhiêu content. ( Content thì xem sitemap của nó ).

phan tich doi thu2

Sau khi lọc xong các chỉ số thì anh em ném từng url vào trong ahrefs xem với keyword đang phân tích tương ứng vs url nào thì đối thủ đi bao nhiêu loại link, có những loại link nào. Ghi chép ra file cẩn thận. Sau đó tổng hợp hết chúng lại thành 1 hệ thống để sau này mình sẽ vả mạnh các loại link nhiều hơn đối thủ.

Mình chơi đẹp, tư duy không được phá ai hết, vì tạo nghiệp chắc chắn nhận nghiệp, đối thủ giỏi sẽ giúp chúng ta giỏi hơn chứ không được ganh gét đố kỵ và phá nhau. Tư duy phá hoại chỉ giúp con người thụt lùi trong mọi cuộc chơi.

Sau khi phân tích xong đối thủ thì chúng ta đã hình dung ra độ khó của thị trường, quên đi cái KD củ chuối của ahrefs đi, mình chưa bao h nhìn KD, thích từ khóa nào top là sẽ vả key đó lên bằng plan rõ ràng, làm content onpage như thế nào, internal ra sao và xây bao nhiêu backlink và nguồn lực ra sao chứ ko nhìn vào mấy cái KD củ chuối hay UR DR cho mệt mỏi.

Bước 4: Phân tích nguồn lực mình có và lên dự toán kinh phí

Rồi xong bước đối thủ, chúng ta đã xác định được rằng cần đấu với đối thủ và đạt vị trí mong muốn chúng ta cần bao nhiêu nguồn lực, kinh phí book content ra sao, mua những loại link gì, mua ở bên nào và bao tiền, có bao nhiêu để đầu tư. Quên tư duy seo free đi, như nói ở đầu bài, đến đoạn này ông nào mà phân tích đối thủ xong thấy mạnh sợ tốn thì bỏ seo được rồi, còn xác định chơi tiếp seo thì phải múc thôi. SEO là đầu tư thì hãy đầu tư đúng người, đúng chỗ uy tín có thể tin tưởng, đừng đầu tư mà lại dở mùa, ham rẻ chỉ có sml thôi, đập ra xây lại mệt lắm. Audit backlink cho nhiều ông mệt sml rồi. ( Trên đời không có cái gì ngon bổ rẻ, rẻ chỉ có đồ thiu, cái gì nó cũng có cái giá của nó ). 

Xác định đối thủ dùng bao nhiêu loại link, gồm link báo, gov edu, guestpost, social, entity các kiểu gì thì note ra thành 1 sheet, rồi mình sẽ đi tối thiểu là bằng đối thủ, nhưng thường mình sẽ đi X1,5 đến X2 đối thủ mới ăn thua. Nếu ko đi được nhiều hơn đối thủ vì lượng refering domain của họ nhiều, thì mình sẽ dùng chất thắng lượng, đó là các loại link chất lượng cao như báo PR, Guespost, gov edu, amazon, CHPLay…

Bước 5: Xây sơ đồ chuyên mục và lên Sơ đồ cấu trúc website

Tiến hành xác định các chuyên mục, danh mục chủ chốt của website, rồi xác định seo bài viết, page hay danh mục chuyên mục tránh seo nhầm từ khóa, cái này quan trọng đối với các trang thương mại điện tử, rồi xác định có seo tag hay không. Cực kỳ lưu ý cho trường hợp seo tag vì nhiều ông dính lỗi duplicate content, trùng danh mục, chuyên mục và tag. Bản chất tag cũng như danh mục chuyên mục, nếu đặt tên cùng na ná nhau thì sẽ bị phạt sml luôn. SEO thương mại điện tử và bán hàng đặc biệt nên lưu ý.

Sau khi xác định các chuyên mục hay page lớn cần seo rồi thì vào https://drive.mindmup.com/ để tạo 1 cái sơ đồ cấu trúc website, việc tạo sẽ giúp quản lý các bài viết và chuyên mục tốt hơn theo sơ đồ case. Sơ đồ nãy chỉ nhìn đc các page và các post nào ở chuyên mục nào thôi. Còn chi tiết cái nào link cái nào thì sẽ có sheet quản lý internal link rõ ràng chi tiết.

so do onpage

Cơ bản vẽ như thế rồi để đó đã, phân tích từ khóa ngách xong để lên sơ đồ internal chi tiết sau

Bước 6: Phân tích bộ từ khóa ngách – Phantom keyword

Cũng như phân tích từ khóa chính, các bạn có thể sử dụng cách 2 của bước 2, nghĩ ra 1 số keyword quan trọng rồi tiến hành phân tích và gom nhóm từ khóa lại với nhau, nhưng gạt đi những từ khóa chuyển đổi ra tiền đã phân tích từ trước, hãy gom nhóm các từ khóa phụ mà có volume rồi thống kê lại thành 1 sheet mới là keyword phụ.

Anh em nào chi tiết hơn muốn lọc phantom keyword cũng gom nhóm như thế, nhưng check thêm cú pháp ” Allintitle: từ khóa cần check” vào google rồi chọn key nào mà có volume nhưng allintitle bé bé ( < 100) thì bôi màu đỏ lại để sau thuê content nó viết từ khóa phantom vào tiêu đề thì dễ lên hơn.

Việc xác định mô hình link nội bộ của 1 website rất quan trọng, nó giúp cho bot crawl ( đọc ) dữ liệu thống nhất và ko bị mồ côi bất kỳ page/post nào.

Có 2 cấu trúc phổ biến hiện nay là Silo và Link Wheel hay topic cluster, anh em google gõ sơ đồ internal link đọc bài của GTV Seo sẽ rõ. Đại loại

  • Silo là 1 cấu trúc internal link ở các page ngang hàng với nhau về cùng đẳng cấp, ví dụ: giày nam, giày nữ, giày đen, giày trắng… đều cùng chuyên mục Dày dép
  • Link Wheel hay Topic Cluser là dạng xây dựng 1 bài chính làm chủ lực rồi xây dựng các page/post con nối vòng tròn với nhau rồi link về bài chính. Ưu điểm của loại này là sẽ đẩy được keyword ở bài chính nhanh hơn, nhưng nếu không chuyên nghiệp sẽ dễ bị ăn thịt từ khóa lẫn nhau. Nên khi sử dụng cũng nên cân nhắc.

Mình thì áp dụng lồng cả Topic cluster lẫn Silo vào seo, tóm lại sơ đồ sẽ giúp bot đọc dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn. Cũng là 1 cách điều hướng từ khóa cần seo tốt hơn. Nhiều ông nói seo onpage ko backlink chính là cách khai thác content và trỏ internal link điều hướng anchortex đúng từ khóa cần seo với mật độ phù hợp để người dùng đọc vào và click anchortext nhiều thì sẽ lên nhanh.

Còn nhiều bước trong seo nữa nhưng viết gần 3 tiếng đồng hồ mệt vãi rồi nên tạm dừng không viết nữa, khi nào có sức viết tiếp sau, mấy ngày tới sẽ viết cho anh em chuyên sâu về Entity là gì không các thánh lại lùa gà :v

Kết luận hôm nay 15/4/2021 là khi làm seo anh em phải lên Plan seo, plan dành cho cả gà lẫn Pro giúp quản lý dữ liệu tốt hơn, ít nhất là các từ khóa vs các url cần seo ko bị nhập nhằng ăn thịt nhau trong seo.

Cách xử lý website khi bị ăn thịt từ khóa

Rất nhiều anh em đang gặp phải hiện tượng ăn thịt từ khóa trong seo. Đây là 1 việc xảy ra thường xuyên trong quá trình làm seo đối với nhiều anh em, nhất là các anh em tay ngang, chủ doanh nghiệp tự làm seo, rồi các newbie mới vào nghề chưa hệ thống đc kiến thức và những kỹ năng cơ bản. Bài viết này BacklinkAZ sẽ giúp anh em nhận biết và xử lý nó đơn giản hơn bao giờ hết.

Start nào!

 

Hiện tượng ăn thịt từ khóa

Hiện tượng xảy ra khá rõ ràng với các keyword mục tiêu mà bạn đang theo dõi, khi bạn muốn seo keyword A cho URL A nhưng khi search keyword A nó lại cho ra URL B. Rõ ràng là từ khóa lên ko đúng mong muốn URL mà mình muốn hiển thị, thật khó chịu phải không nào. Cách kiểm tra rõ nhất là search vào Google như thế.

Ngoài ra có 2 cách để các bạn có thể kiểm tra việc ăn thịt từ khóa lẫn nhau là sử dụng Ahrefs check domain và chọn mục Organic Keyword rồi check keyword tương  ứng với url.

keyword

1 Cách nữa để nhận biết hiện tượng ăn thịt từ khóa số lượng lớn là dùng Search console API của Google Cloud để trích xuất toàn bộ dữ liệu từ Google Search Console ra Gsheet. Cái này có thể nói là tinh túy của việc Audit content theo console mà mình nghiên cứu được những năm qua. Anh em nào muốn biết thì có thể xem chi tiết video mình quay đợt tháng 2/2020 trước đó : 

Khi xuất toàn bộ data Realtime(trực tiếp liên tục) thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và audit được content website 1 cách chuẩn chỉnh. Các bạn xem video sẽ rõ hơn.

 

Nguyên nhân dẫn đến ăn thịt từ khóa

1.Ko lên plan content từ đầu, làm seo theo cảm xúc

Cái này là hầu hết anh em đều dính, mình cũng vậy trong những năm 2017, 2018. Cho tới khi may mắn được làm việc dịch vụ với nhiều anh em làm seo chuyên nghiệp, nhất là các a trùm seo trong ngành các mảng. Được tiếp cận và thay đổi tư duy làm seo từ cảm xúc bằng Plan(kế hoạch) seo rõ ràng. Mình đã thay đổi rất nhiều, không còn seo theo thắp hương nữa mà quan tâm mình thích top thì mình có bao tiền đầu tư thôi.

Việc lên Plan seo và plan keyword content từ đầu mạch lạc rõ ràng sẽ giúp bạn biết keyword nào sẽ tối ưu cho url nào, rồi keyword nào sẽ làm anchortext khi đi backlink về url đó. Rõ ràng ngay từ khi bắt tay làm seo sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc quản lý dữ liệu.

2. Viết nhiều URL cùng chung keyword và hành vi seach

Vì ko có kế hoạch seo từ đầu ghi ra nên làm seo nó theo cảm xúc, nghĩ từ khóa nào và search thấy từ khóa nào là viết url đó, ko hề có sự chuẩn bị hay phân tích gì cả. Dạo gần đây gặp nhiều trường hợp khi anh em sử dụng dịch vụ backlink bên mình nhờ kiểm tra web, 1 loạt các url na ná nhau và seo chung 1 từ khóa. Ở đây mình ví dụ cần seo từ khóa “In áo thun“.

Anh A đã làm 1 loạt URL như sau:

domain.com/in-ao-thun

domain.com/in-ao-thun-hcm

domain.com/in-ao-thun-quang-cao

domain-com/in-ao-thun-gia-re-lay-ngay

Vấn đề ở đây là anh ấy viết na ná nội dung nhau ở các bài, thay các hình ảnh và 1 số bài bị thin content khi dưới 500 từ. Thật nguy hiểm. Vì vậy các bạn nên có kế hoạch và phân tích từ khóa từ đầu nhé.

Việc ko lập plan internal link khiến các bạn cũng ko kiểm soát được bài nào sẽ internal cho bài nào và đi anchortext ra sao. Rõ ràng internal link rất quan trọng trong việc điều hướng từ khóa và seo onpage lên top ko cần backlink ( 1 số rất hiếm ) với các mảng dễ. Các bạn thấy vui chỗ nào là đặt 1 cái anchortext bất kỳ ngắn dài ko có sự kiểm soát đến url nào đó. Đến khi sau ko thể điều hướng được key mong muốn lên và hành vi click cũng ko có. Rõ ràng cần đặt anchortext “in áo thun” cho url “domain.com/in-ao-thun” thì anh em lại đặt anchortext “in áo da” cho url domain.com/in-ao-thun. Đây là ví dụ thường gặp của nhiều anh em khi điều hướng internal ko đúng, mật độ internal key chính xác, key chung, key dài cũng ko kiểm soát được. Nên ghi nhật ký plan sẽ auto phê trong sự kiểm soát link nội bộ và 1 phần giúp ko bị ăn thịt từ khóa lẫn nhau do điều hướng sai.

Cũng như cái internal link trên, anh em đi backlink gọi 1 cái thô nhưng thật đó là đi như lợn :v. Đi bét nhòe link nghĩ nó tốt nhưng ko kiểm soát được chất lượng. Nhiều khi lượng hơn chất, nhưng trong seo Google càng ngày càng thông minh và kiểm soát tốt các vấn đề về chất lượng website cũng như chất lượng backlink thì việc spam link ko còn hiệu quả nữa.

Ở đây mình gặp hiện tượng anh em đi 1 từ khóa cần seo đặt vào anchortext cho nhiều url khác nhau. Như ở anh A đã làm, rõ ràng đi backlink a A rất muốn từ In áo thun đi về đúng url in-ao-thun. Tuy nhiên a ấy lại đi 1 loạt anchortext trong backlink là in áo thun vào tất cả các url

domain.com/in-ao-thun

domain.com/in-ao-thun-hcm

domain.com/in-ao-thun-quang-cao

domain-com/in-ao-thun-gia-re-lay-ngay

Việc điều hướng sai như thế này làm Google bối rối ko biết url nào là url đúng cần lên, có thể lên 1 trong 1 url vs từ khóa in áo thun . Có thể kết quả không như mong muốn của chúng ta. Điều đó thật khó chịu.

 

Cách xử lý lỗi ăn thịt từ khóa

 

1. Lên lại sơ đồ cấu trúc website và content, keyword

Cái này phải làm lại để tránh sai sót khi phát triển website, nếu website đã vận hành rồi thì việc làm lại khá mệt tuy nhiên cần làm lại cho chuẩn chỉnh mà phát triển chứ ko thể để mãi một mớ hỗn đốn được. Những bài nào ko quan trọng mà ko có traffic trùng lặp có thể xóa bớt đi cho nhẹ web và tránh ảnh hưởng các url khác.

Các cột cần thiết của plan keyword là Từ khóa, volume, KD, URl mục tiêu, Tiêu đề

 

2. Giảm mật độ keyword ở bài bị sai

Ở các bài xác định bị nhận sai từ khóa, các bạn có thể giảm mật độ từ khóa chính bị sai hoặc cắt hẳn các từ khóa đó ra khỏi nội dung bài nếu không quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần tối ưu lại bài viết chính cần seo vs từ khóa cần seo 1 mật độ từ khóa phù hợp (ko quá liều bôi đen với tăng quá nhiều lần), bổ sung các từ đồng nghĩa với từ khóa chính và các cụm từ giải thích cho từ khóa chính để tạo là Sematic content vs LSI keyword phù hợp. Làm xong nạp WMT (Web master tool = Google Search Console).

 

3. Canonical hoặc 301 nếu bài sai không quan trọng

Một cách nữa đó là chúng ta để thẻ canonical các bài sai về bài chính hoặc cần thiết thì 301 bài sai qua bài chính luôn. Nó giúp từ khóa sẽ điều hướng lại đúng url 1 cách hiệu quả.

 

4. Internal ở các bài liên quan đúng anchortext chính xác về bài đúng

Việc bổ sung anchortext từ các link internal chính xác cũng là 1 cách hiệu quả đề điều hướng lại việc ăn thịt từ khóa, bị lẫn từ khóa. Thay vì trước đây internal sai url thì các bạn có thể chỉnh lại từ khóa cần seo về url chính xác cần seo. Nếu giữ các bài viết sai kia thì internal từ bài sai về bài đúng = anchortext chính xác và đặt anchortex to lên ở chỗ dễ chú ý mà người dùng có thể click được. Nó sẽ giúp hành vi điều hướng tốt hơn và sớm trở lại bình thường

 

Một cách cần có sự kết hợp nữa là thay vì đi backlink sai anchortext cho các url sai thì chúng ta có thể edit anchortext sai nếu có thể kiểm soát backlink. Bên cạnh đó việc đi thêm backlink mới và sử dụng key chính xác vào url chính xác sẽ điều hướng lại từ khóa ko bị ăn thịt lẫn nhau nữa.

Chú ý quan trọng khi đi backlink phải để mật độ URL trần, key chung chung dạng tại đây, xem thêm lớn hơn mật độ key chính xác 1 chút tránh bị Google Peguin phạt sml vì tối ưu hóa quá liều anchortext

Kết luận

Như vậy là Phan Tài đã chia sẽ cho anh em về hiện tượng ăn thịt từ khóa, nguyên nhân và hướng xử lý khi bị ăn thịt từ khóa rồi nhé. Bài viết theo cảm xúc và không có sự chuẩn bị nào để mạch văn mạch lạc và tối ưu chi tiết, nên anh em đọc có thể chưa phù hợp thì có thể góp ý thêm.

Nguồn: https://backlinkaz.com

Chia Sẻ lại 2 Kiến Thức Cơ Bản về:

– Keyword Consistency vs Keyword Cannibalization

– Dịch nghĩa: Tính nhất quán của từ khóa vs Từ khóa ăn thịt lẫn nhau.
Các bác phải hiểu rằng 2 cụm từ này nó phải đi cùng với nhau. Nhắc tới thằng này thì phải nghĩ tới thằng kia. Tưởng như mâu thuẫn đối kháng nhau nhưng lại hỗ trợ cho nhau.
Đây là 2 bài viết đầu tiên mà mình viết lên Blog ChiPheoSeo. Kiến thức rất hay nhưng ae chỉ chăm chăm tìm cách ném đá nên không hiểu ra ý nghĩa của nó ?

Thứ 1Keyword Consistency 

– Các bác đừng vội nói nó là Thuật Ngữ mới, ôi sao các chiên gia nói lắm thuật ngữ thế để thần thánh lên.
-> Đơn giản nó là cách mọi người tối ưu Onpage trong 1 trang. bao gồm các tiêu chí cơ bản như: Tối ưu tiêu đề, H1, H2, Alt ảnh, link nội, link ngoại…. blalala ==> Nghĩa là giúp Google và Người Dùng hiểu bài viết bạn đang nói về cái gì, tối ưu cho vấn đề gì.
Chẳng qua các bác làm hàng ngày nhưng không biết nó gọi là gì thôi. Bây giờ lên GG search: “Keyword Consistency là gì” vẫn ra 2 bài trên bietdoiseo (Ai đó mua chipheoseo xong Direct qua – Chứ ko phải của mình) và 1 bài hồi trc mình share lên forum thegioiseo.

Còn Keyword Cannibalization: Từ khóa ăn thịt lẫn nhau

Nó thể hiện ở việc các bác tổ chức, cấu trúc, phân chia bài viết/danh mục như thế nào giữa các bài viết với nhau. Để thằng Google hiểu bài A, bài B, bài C là những nội dung khác nhau. Chứ không phải na ná nhau cùng tối ưu cho 1 từ khóa nào đó
Và để giữa các bài ko na ná nhau —> Thì về bản chất chính là mỗi bài cần làm tốt Keyword Consistency. Khi bạn làm tốt Tính Nhất Quán Của Từ Khóa: bài A -> Tối ưu về chủ đề A. Bài B -> Tối ưu về chủ đề B => Thì chúng không ăn thịt lẫn nhau.
Ngược thời gian về quá khứ. Trước năm 2017, từ là 2016, 2015 trở về trước. Đảm bảo đa số Seoer chỉ biết tối ưu OnPage (làm Keyword Consistency) chứ chẳng ít ai biết về Keyword Cannibalization. (Lưu ý: Thời điểm này ai làm SEO cũng cố gắng viết thật nhiều bài liên quan để bổ trợ cho nhau. Chứ ko sợ từ khóa ăn thịt lẫn nhau -> Nhưng vẫn Top đều)
Cuối 2017, khi mình viết bài “Keyword Cannibalization là gì?” thì chắc chắn nó là bài viết đầu tiên ở Việt Nam. Tôi ở Top 2 thì không có ai Top 1 ? Còn bây giờ thì nhan nhản.
Mình chưa đọc bài các bác hiện nay viết về cái gì, viết như thế nào. Nhưng “mạnh dạn đoán” người ta sẽ hưỡng dẫn Khắc Phục tình trạng này bằng cách: cấu trúc lại web, gộp content, xóa bài thừa, redirect, đặt thẻ canlication… gì đó.
–> Nhưng đó là cách “Chữa” –> Còn về bản chất làm Chuẩn Chỉ ngay từ đầu. Thì phải làm tốt Keyword Consistency trong 1 trang, rồi đến khi cấu trúc toàn trang nó cũng dễ.
  • – Khi bạn tối ưu URL bài A tránh trùng lặp với bài B.
  • – Tối ưu H1, H2, Alt ảnh…. blalalala bài A tránh trùng lặp với bài B
=> Mặc dù thằng A vs thằng B nội dung cùng 1 chủ đề liên quan -> Thì nó sẽ phần nào tránh được việc Ăn Thịt Lẫn Nhau.
Nhất là hiện nay AE còn theo Trends viết bài theo “Topic Cluster” hay “Themantic Content” gì đó… Nếu không khéo léo thì rất dễ dính phải tình trạng này. Vì bản chất chính là viết 1 nhóm, 1 đống các bài viết liên quan, các URL, H1, H2, Alt ảnh… đảm bảo trùng 1 hoặc 1 vài từ khóa.
Thứ 2: Đấy, hãy hiểu nhắc tới Keyword Consistency thì phải nghĩ tới Keyword Cannibalization. Mà nhắc tới Keyword Cannibalization thì phải nghĩ ngay tới Keyword Consistency. Như vậy các bác sẽ hình dung được cách xây dựng website, cấu trúc danh mục, viết nội dung và tối ưu ntn để nó “Đỡ bị ăn thịt lẫn nhau”
Chứ để mà nói: Xác định website có bị Ăn Thịt Lẫn Nhau hay không? Mức độ Nặng hay Nhẹ, Ảnh hưởng đến từ khóa, đến ranking ntn thì nó Khó Bỏ Bố nên được. Rất mơ hồ. Có chăng thì cũng là đoán mò, hoặc chuẩn đoán bệnh theo cảm tính. Chứ rất kho đo lường, đánh giá cụ thể. Vì vậy chúng ta Phòng còn hơn Chữa. Làm chuẩn từ đầu -> Thì không bị bệnh -> thì không phải chữa.
Nói lan man vãi. Hơi dài dòng, lanh quanh lẫn quẩn ? Các bác phải hiểu 2 thuật ngữ này nó vừa Hỗ Trợ nhau lại vừa Đối Kháng nhau. Nên khó giải thích rành mạch được ? Ko biết các bác có hiểu đc đại ý ko :))
P/s: Bài sau sẽ nói lại về vấn đề DMCA 1 lần nữa. Nó là miễn phí hay mất phí? Nhiều ông cứ kêu cài DMCA. Nhiều ông lại kêu không tác dụng… lung tung hết cả. Chả hiểu nó ra làm sao :3